BÀI VIẾT CỦA CHINH

TRẢI NGHIỆM HIỆU QUẢ SƠN DẦU THỰC TẾ HẠNG SINH VIÊN – HẠNG ARTIST – THƯỢNG HẠNG

“Đối với tôi sơn dầu là người. Tôi muốn hắn làm việc cho tôi như xác thịt” (Lucian Freud (1922-2011) – Kỹ thuật vẽ sơn dầu – Trang 182)
Có một câu các Cụ dạy rất hay “Không có bột thì không gột được lên hồ” – “mà bột nào thì hồ đấy’ phần này tôi thêm. Hôm nay tôi xin chia sẻ một chút về những trải nghiệm của tôi về chất liệu sơn dầu, mà hơn 12 năm vẽ trải nghiệm và học hỏi đã cho tôi những kinh nghiệm và bài học quí giá.
Có thể gọi tôi là họa sĩ sơn dầu vì tôi rất yêu chất liệu sơn dầu và các tác phẩm của tôi hầu hết là sơn dầu. Từ ngày ra trường năm 2006 đến nay 2018 đã bước sang năm thứ 13. Ngay từ khi là sinh viên trường Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội nay là trường ĐHMTVN tôi đã bị hấp dẫn bởi các tác phẩm sơn dâù của các danh họa tiền bối như: Leonardo da Vinci, Rembrandt, Vermeer, Klimt, Schiele, Lucian Freud, Dalí …. và luôn khao khao khát muốn có được những nguyên vật liệu mà các danh họa tiền bối đã vẽ và mong muốn hoàn thiện được cách vẽ mà các Vị đã làm và mang những phẩm chất chất liệu tương tự như vậy. Tôi vô cùng yêu hội hoa cổ điển, nên từ ngày xưa đã tự tìm hiểu xem về những tác phẩm ấy, nhưng tất cả chỉ có một cảm giác mơ hồ không rõ ràng về cách vẽ của họ và sơn dầu họ dùng thực tế như thế nào để có thể có được những tác phẩm như vậy. Sự mong muốn đó âm ỉ chưa bao giờ ngừng đặt những câu hỏi và luôn tìm cách trả lời. Trải qua quá trình học tập trong trường và tự tìm hiểu rèn luyện thực tế và tôi là người luôn đầu tư hết mức có thể cho công việc của mình. Tất cả những gì tốt nhất xung quanh tôi đều dành hết khả năng tiềm lực đầu tư vào nó nhiều khi tôi thấy cuộc sống của mình tồn tại trên những bức tranh nhiều hơn, nên luôn muốn hoàn thiện và hoàn hảo đó là điều tôi mong muốn.
Ở Đâu Cũng Thế Mọi Lúc Mọi Nơi 2 – Nguyễn Khắc Chinh
Bao nhiêu năm nay thị trường sơn dầu của Việt Nam các shop họa chỉ đa phần là hạng sinh viên như các nhãn hiệu: Hàn quốc, Pébéo, …. tup to như túp kem đánh răng được bày bán cho họa sĩ nhưng thường không có bảng đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, mà khi mua chỉ biết phân biệt một cách thô sơ màu xanh, đỏ, tím vàng … hoặc rỉ tai nhau ai dùng màu nào đẹp thấy ưng thì mình cũng mua màu đó, không biết đọc và không quan tâm đến hiệu quả tác dụng của nó vì vì không có sự hướng dẫn cũng như không đủ thông tin tài liệu, hình thành nên một thói quen dài của biết bao thế hệ. Chỉ sau khi họa sĩ Nguyễn Đình Đăng phổ biến những kiến thức về sơn dầu, hiểu biết về chất liệu, cũng như kỹ thuật vẽ sơn dầu nhiều lớp trên Blog, facebook, ở ta bắt đầu có nhiều họa sĩ tiếp cận và thay đổi trong đó có tôi. Khi đọc mới vỡ lẽ ra hội họa không chỉ là vẽ bằng quan niệm, thẩm mỹ mà còn phải tìm hiểu về chất liệu kỹ thuật mới giúp những điều kia hiện ra tinh túy và rõ ràng nhất. Những điều đó khiến họa sĩ hiểu rõ mình đang dùng cái gì và chủ động tạo hiểu quả được như thế nào một cách rõ nét và như mong muốn nhất, chứ không mò mẫm ăn may.
Sơn Dầu hạng sinh viên
Có thể nói tôi đã vẽ và trải nghiệm tất cả các hãng sơn dầu bán ở Hà Nội. ai vẽ sơn dầu chắc cũng thế nên nếu quan sát sẽ thấy cùng sự trải nghiệm về hiệu quả: Maries, Sơn dầu Tàu, sơn Hàn Quốc, Pébéo, Giorgian, Lukas Studio, Amsterdam …..cũng như các mặt hàng khác. Sơn càng rẻ chất lượng càng kém và thương hiệu càng tốt, sơn càng đắt thì màu sẽ đẹp bền hơn và độ yên tâm cũng vậy. Những hãng sơn dầu cao cấp nhất bán sẵn từ trước đến nay tại Hà Nôị là Lukas Studio cho chất lượng về màu sắc cũng như giá tiền cao nhất và cho độ yên tâm nhất về sơn dầu, tôi đã thử và đến nay các tranh vẫn giữ được những phẩm chất rất tốt không vấn đề gì nhưng trong lòng vẫn không thực sự yên tâm vì thấy nó vẫn thiếu thiếu cái gì đó mỗi khi nghĩ đến tranh của các danh họa bậc thầy trong các bảo tàng lớn.
Vào khoảng giữa năm 2016, tôi có tham dự buổi giới thiệu về kỹ thuật sơn dầu nhiều lớp của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng thì tôi đã hiểu được đó là phương pháp và chất sơn dầu mà bấy lâu nay tôi tìm kiếm. Sau khi suy nghĩ cân đối tài chính đầu tư, tôi đã quyết định nhập toàn bộ đồng bộ về sơn dầu và các medium hạng họa sĩ và bắt đầu thực hành. Quyết định thay đổi là một chuyện nhưng khi tiến hành gặp vô vàn khó khăn. Nhờ những gì hiểu được về sơn dầu trong buổi nói chuyện và sự giúp đỡ về thông tin của bạn Nguyễn Văn Linh về cách nhập sơn dầu qua các công ty vận chuyển mỹ phẩm từ Nhật về, tôi đã ngồi nghiên cứu trên các website hơn mười ngày về tính chất các màu và thực sự những gì mình cần mua vì quá nhiều thứ và không biết mình cần cái gì trong số đó để phù hợp với những gì mình cần trong khi vẽ.
Sách: Kỹ Thuật Vẽ Sơn Dầu – Tác Giả: Họa sỹ Nguyễn Đình Đăng
Tranh của tôi có những đặc điểm riêng lại càng cần những thứ thực sự có màu sắc và tính chất riêng để phù hợp với style của mình. Thực tế tôi đã luôn học hỏi và nâng cấp vật liệu cũng như khi làm tác phẩm thì khi nào thỏa mãn mới dừng lại. Điều đó gây rất nhiều khó khăn thách thức, bao nhiêu vấn đề nhưng khó khăn bao nhiêu thì cũng có động lực và cảm hứng bấy nhiêu để giải quyết nó. Nên bạn đừng sợ khi ta muốn thay đổi một điều gì đó thì hãy suy nghĩ và hành động thì cuộc sống cũng xoay vần và tận nhân lực mới biết biết chi thiên mệnh. Và tôi nghĩ một khi quyết tâm thì không có điều gì là không thể thay đổi được. Đến nay tôi đã có tất những gì tôi yêu thích như các màu sơn dầu và medium cao cấp hạng họa sĩ và thượng hạng của các hãng danh tiếng: Holbein, Kusakabe, Le France, Rembrandt, Matsuda …. và đang dùng chúng và sắp tới tôi sẽ nhập thêm một số hãng danh tiếng nhất thế giơí như Old Holland, Michel Harding … bên Anh và Mỹ để trải nghiệm.
Sơn dầu và các Medium hạng họa sĩ và thượng hạng trong NGUYEN KHAC CHINH STUDIO
Thực tế đã cho tôi một quãng thời gian khá dài và đã trải nghiệm; là người cầu toàn luôn muốn hướng đến sự hoàn hảo nên tôi luôn quan sát mọi thứ tôi làm và luôn sửa chữa học hỏi để tác phẩm hoàn thiện hơn. Vì không muốn lan man (trong hội họa có rất nhiều điều phải bàn trong hội họa sơn dầu phong cách, quan niệm … ở Việt Nam hiện nay), tôi xin chỉ bàn về mảng chất lượng của Sơn dầu mà tôi đã trải nghiệm 13 năm qua.
HIỆU QUẢ CỦA SƠN DẦU HẠNG SINH VIÊN – HẠNG HỌA SĨ – THƯỢNG HẠNG
Khi bạn bóp sơn dầu sinh viên, hạng họa sĩ hoặc thượng hạng ra, bạn sẽ thấy ngay những sự khác biệt về chất lượng sơn dầu bằng mắt thường. Đó là sơn dầu hạng sinh viên thường thấy các hạt màu to trông không đều, chỗ nhiều lanh ít lanh, đôi khi có sạn, có chỗ khô nhão nhoẹt … chất lượng không đều. Còn hạng họa sĩ thì hạt màu và cách pha chế đóng gói túp nhỏ nhắn vô cùng cẩn thận, khi bóp sơn ra bạn sẽ thấy các sơn dầu dẻo mịn và ít khi có dầu thừa hay trộn không đều, còn sơn dầu thượng hạng thì ngay design của nó đã mang nét cầu kì và khi bóp sơn ra bạn sẽ thấy hạt cực kì mịn và trông rất quí. Khi vẽ lên canvas sẽ thấy rõ sự khác biệt này nếu tán mỏng ra thấy rõ bằng mắt thường màu sinh viên thường thô và có sạn các hạt màu tán không đều còn màu hạng họa sĩ thượng hạng mịn đêù dầu ống mượt tươi trong bằng mắt thường phân biệt dễ dàng. Để thời gian càng lâu thì bạn quan sát sẽ thấy rõ sự thay đổi cuủa chất lượng màu. Sơn dầu hạng sinh viên thường sẽ mất hết độ bóng và các màu sẽ bạc đi nhanh chóng mặc dù họa sĩ cố gắng dùng nguyên chất không pha tạp nhưng không thể ngăn được các điều này xảy ra bởi chất lượng các hạt màu pigmen, hay các loại dầu các phụ gia đều kém chất lượng khiến nó bị biến đổi 1 cách không phanh, ko có kiểm soát được. Một trong những giải pháp của họa sĩ là đắp giày tạo nên độ thắm độ bóng của sơn nhưng được 1 thời gian kết qủa vẫn vậy (Rất nhiều họa sĩ Việt Nam chỉ có lấy tiêu chí này là chính trong tranh của mình). Chưa kể với điều kiện khí hậu môi trường Việt nam ẩm ướt nhiệt độ thay đổi liên tục thì luôn gây bất an cho họa sĩ bởi vấn đề nấm mốc, bụi bẩn. Khi vẽ được những tác phẩm đẹp bằng thẩm mỹ và kinh nghiệm nhưng luôn cho họa sĩ cảm giác bất an vì thứ tạo nên tác phẩm đó là chất lượng của Sơn dầu không đảm bảo. Đó là trăn trở của họa sĩ. Khi tôi trải nghiệm về sơn dầu hạng họa sĩ và thượng hạng, trải qua 1 quá trình khao khát, trăn trở cầm trên tay những tuýp sơn dầu họa sĩ và thượng hạng cho một cảm giác lâng lâng sung sướng và yên tâm. Đặc biệt khi bận trải nghiệm thực tế trên canvas bạn sẽ thấy những vệt màu hạt mịn độ tươi thắm + với những dung dịch bảo vệ màu làm cho bóng và tươi thắm theo ý của mình, và vẽ xong bạn quan sát sự thay đổi có thay đổi nhưng rất ổn định và yên tâm. Trên đây là những nét cơ bản giữa việc bạn vẽ trực tiếp và thấy hiệu quả so sánh mà đôi đúc kết trải nghiệm và chắc chắn các họa sĩ đã và đang vẽ đều có trải nghiệm và thấy những điều như tôi vừa nói.
Sơn dầu và các Medium hạng họa sĩ và thượng hạng trong NGUYEN KHAC CHINH STUDIO
Có thể nhìn thấy một cách trực tiếp bằng mắt thường khi một bức tranh hoàn thiện bằng màu sinh viên: màu khô và bạc như bột màu để càng lâu càng bạc màu, chất màu không sâu không thắm càng để lâu càng giảm đi, dù bạn có cứu vớt bằng dùng varnish thì chỉ có bề mặt đỡ hơn 1 chút nhưng không được bao nhiêu. Bảo quản rất khổ sở luôn trong trạng thái lo lắng về độ bền, vẽ càng đẹp càng tiếc lo lắng trong lòng về độ bền màu, và nấm mốc.
Sau khi hoàn thành để một thời gian Có một số tranh tôi không ưng í vì những vấn đề về sơn dầu như mốc nứt tôi đã phá hủy chúng cũng nhân cơ hội này tôi đã kiểm tra về chất lượng của sơn dầu hạng sinh viên khi khô đó là chúng rất giòn và bở, dễ dàng bị bong và vỡ nứt theo thời gian mặc dù tôi là người rất cẩn thận. Có những bức tôi kiểm tra sự bền vững bằng bẻ cong hay gập sẽ cho bạn thấy ngay nhé. Để càng lâu thì bề mặt không còn bóng và như chất vôi bội mất độ tươi và màu không sâu không thắm. Tất cả những nguyên nhân này là do lượng pigmen rất ít và rẻ tiền, các dầu pha cũng không phải thượng hạng nói chung là không có tiêu chuẩn về chất lượng. Nhìn mà xót xa về công sức thời gian và tiền bạc.
Hiện nay tôi đã đầu tư mua khá nhiều nguyên vật liệu sơn dầu hạng họa sĩ và thượng hạng để dùng trong một thời gian dài vài năm không phải lo lắng, thiếu hoặc thích gì thì nhập thêm mà thôi. Các bạn sẽ hỏi vậy có tốn kém lắm không thì tôi xin trả lời, tất nhiên là tốn kém vì mọi thứ tiền nào của ấy nhưng nếu bạn cân nhắc về tất cả các giá trị về sự trường tồn với thời gian thì vẽ màu sinh viên bạn sẽ thấy tác phẩm có thể phai tàn hủy hoại trước mắt bạn, còn hạng họa sĩ sẽ trường tồn cùng thời gian. Bạn có thể tìm hiểu và cân đối về các khoản đầu tư và cách vẽ để cân bằng trong số tiền bạn có và có thể thay đổi được. Thay vì những bức tranh lớn vẽ xong đầy âu lo thì bạn thu nhỏ lại, đầu tư triệt để chất lượng công sức, đó cũng là điều các nhà sưu tập vô cùng mong muốn và thích thú. Có lẽ thói quen đã quá lâu nhưng thay đổi tốt đẹp thì bạn nên thay đổi sẽ tạo ra những hiệu quả thay đổi, nếu không mọi thứ chỉ là ảo tưởng.
Họa phẩm hạng họa sĩ và thượng hạng trong NGUYEN KHAC CHINH STUDIO
Một bức tranh bằng sơn dầu hạng họa sĩ hoặc thượng hạng khi vẽ xong, nếu vẽ theo phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp sẽ cho màu trong bóng như quét vecni rồi, các lớp màu rất thắm và sâu, đỡ mốc, và vô cùng yên tâm, khi có vấn đề gì bạn sẽ có cảm hứng để sửa chữa và khi xong thấy quí giá yên tâm và trân trọng. Bạn nên mạnh dạn thay đổi tư duy để trải nghiệm và hiểu biết sẽ cho bạn thước đo về những giá trị trong tác phẩm, chứ không phải chỉ có niềm tin một cách mù mờ tạo nên sự may rủi như kiểu văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt “ai sao thì mình vậy” giữa thời buổi thông tin như bây giờ thì bạn đã tự giam mình cô lập bởi sự lười biếng định kiến mà mình đã tự xây nên trong rất nhiều khó khăn cũng như sự bất an và vất vả.
Khi bạn còn đang bối rối thì về mọi thứ thì bạn nên đọc cuốn sách này “Kỹ Thuật vẽ sơn dầu” của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Cuốn sách này cung cấp cho bạn sự hướng dẫn tỉ mỉ mọi ngóc ngách về sơn dầu. Những điều tốt đẹp đều xứng đáng được tán dương và trân trọng, đối với riêng tôi rất cảm ơn anh Nguyễn Đình Đăng về những điều tôi học hỏi về tài liệu kỹ thuật sơn dầu và những kiến thức hay về hội họa phương Tây mà anh đã rộng lòng chia sẻ trên mạng cũng như những tư vấn tận tâm trước khi cuốn sách này ra đời.
Dùng nguyên vật liệu tốt cao cấp không đảm bảo cho bạn thành công vì còn nhiều yếu tố khác và phải hội tụ đủ, nhưng khi bạn rời tay bút thì tác phẩm đó sẽ sống và tồn tại một cách độc lập như một cơ thể sống: xương máu thịt càng tốt thì cơ thể càng khỏe mạnh, tuổi thọ, độ đẹp và bền càng cao, chính vì vậy sự đầu tư cho tác phẩm về vật liệu xịn vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự sống còn của tác phẩm.
Từ cổ chí kim đã có nhiều thiên tài đã phải trả giá khi dùng chất liệu khiến những kiệt tác bị tổn hại do nguyên vật liệu như Leonardo da Vinci hay Mark Rothko …. những điều đáng tiếc đó là những bài học nhãn tiền cho các hoạ sĩ đang dùng họa phẩm sinh viên cảm nhận rõ. Ngày nay đã không thiếu những điều tốt đẹp các bạn hãy tìm hiểu đọc và có thể chọn những thứ tốt đẹp nhất cho tác phẩm của mình.
Bài viết này của tôi chỉ là đổ thêm dầu vào lửa đang cháy mà thôi nên có ai cháy thêm thì tôi mừng lắm. Các bạn không có tổn hại gì mà chỉ thêm nhiều lợi ích về hiểu biết, kiến thức và hiệu quả thực tế cho tác phẩm và công việc mà thôi. Hiện tại đã có nhiều họa sĩ đã thay đổi khi tiếp xúc với những kiến thức trong các bài trên blog, facebook hay cuốn sách của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Tôi nghĩ đây là một điều tốt và có ích đáng được tán dương giữa biết bao điều bát nháo đang xảy ra trong môi trường mỹ thuật ở ta, từ nạn nhái tranh, chép tranh, làm giả lẫn nhau …. và rất nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng của sơn dầu vẽ lên những tác phẩm. Các họa sĩ từ trẻ tới già, sinh viên mỹ thuật cũng như những người học theo sở thích có thêm kinh nghiệm tham khảo về thực tế và bạn sẽ vẽ từ đó bớt đi những trả giá về thời gian công sức tiền bạc và sự trường tồn của các tác phẩm.
“Khi bạn đã cố gắng hết sức những gì có thể thì không ai có thể nhẫn tâm chê trách bạn, nhưng không hướng đến sự hoàn thiện hoàn hảo vì những lý do của bạn thì đó là vấn đề trách nhiệm của bạn với tác phẩm của bạn và con người bạn, và bạn sẽ chiu trách nhiệm cho những gì mình tạo ra không thể chối bỏ”
Đây là tác phẩm được vẽ hoàn toàn bằng họa phẩm thượng hạng và tham gia triển lãm “Festival Mỹ Thuật trẻ 2017” và được giải 3 và dành nhiều sự chú ý tò mò với người xem.
Nguyen Khac Chinh
Hanoi, 12th Sep 2018
Related news